Bạn có thể chọn cấu trúc doanh nghiệp của mình bằng việc khởi nghiệp một mình, với gia đình hoặc với một đối tác kinh doanh. Ngoài ra, còn có những phương án khác. Cấu trúc có thể thay đổi khi doanh nghiệp phát triển. Nhưng hãy bắt đầu với hình thức phù hợp với tình hình hiện tại của bạn.
Cân nhắc lựa chọn cấu trúc doanh nghiệp
Cấu trúc doanh nghiệp mà bạn chọn phụ thuộc vào bản chất công việc kinh doanh ( mức độ phức tạp và tiềm năng tăng trưởng). Và mức độ rủi ro bạn sẵn sàng chấp nhận.
Lựa chọn của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi việc bạn khởi nghiệp một mình hay với một hoặc nhiều đối tác kinh doanh. Và bởi mục đích kinh doanh của bạn ( vì đạo đức hay vì từ thiện hay vì tài chính).
Hầu hết mọi người đều bắt đầu là hộ kinh doanh cá thể hoặc đối tác góp vốn phi chính thức. Và chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ kinh doanh. Khi doanh nghiệp phát triển, cuối cùng bạn có thể phải đăng kí kinh doanh dưới dạng một công ty trách nhiệm hữu hạn. Việc này bảo vệ tài sản cá nhân của bạn khỏi bất kì khoản nợ kinh doanh nào. Đồng thời cho phép bạn và đối tác kinh doanh dễ dàng hơn trong bảo đảm các khoản vay và nguồn tài chính khác.
Mua lại một doanh nghiệp
Nếu bạn có tiền, mua một doanh nghiệp có sẵn có thể là lựa chọn hấp dẫn. Như vậy, bạn sẽ không cần bắt đầu từ con số không. Tuy nhiên, người ta có nhiều lý do để bán doanh nghiệp, gồm cả kết quả hoạt động kém. Vì vậy, hãy nghiên cứu kĩ doanh nghiệp để hiểu lí do tại sao nó được giao bán. Hãy xin lời khuyên từ chuyên gia. Xem xét các báo cáo tài chính. Kiểm tra các đánh giá trên mạng và hỏi người dân gần đó.
Lưu ý rằng, việc mua một doanh nghiệp yêu cầu khoản đầu tư trả trước. Do đó, được cho là rủi ro cho đến khi dự án được chứng minh là thành công.
59% doanh nghiệp khu vực tư nhân của Vương quốc Anh là người kinh doanh cá thể trong năm 2019. ( Bộ kinh doanh năng lượng & chiến lược công nghiệp, chính phủ Anh.)
Cấu trúc doanh nghiệp hộ kinh doanh cá thể
Được vận hành bởi một chủ sở hữu dưới tên doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn hơn có thể cần đăng ký ở dạng công ty hữu hạn.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Việc thành lập đơn giản – Có thể giữ lợi nhuận sau khi đóng thuế – Không yêu cầu nhiều vốn – Không phải nộp báo cáo kinh doanh thường niên, chỉ cần tờ khai thuế thu nhập cá nhân. | – Trách nhiệm nợ vô hạn: không phân định tài sản doanh nghiệp và cá nhân. – Khả năng huy động thêm vốn thấp. – Trọng trách ra quyết định đặt trên vai bạn. |
Nhà thầu:
Thường là mỗi thời điểm sẽ làm việc cho một khách hàng theo thời hạn hợp đồng. Có thể hoạt động như một công ty hữu hạn.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Đảm bảo thu nhập khi có các hợp đồng dài hạn. – Có quyền quyết định nhận hợp đồng nào và khi nào tạm nghỉ. – Lương thường tính theo mức ” công thật” hấp dẫn. | – Hợp đồng có thể kết thúc mà không cần báo trước, tuỳ thuộc vào các điều khoản. – Giờ làm việc có thể kéo dài và xa nhà. – Cần thời gian để xây dựng uy tín. |
Cấu trúc doanh nghiệp gia đình
Thực thể thương mại do các thành viên trong gia đình sở hữu và điều hành. Thường qua nhiều thế hệ.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Ổn định và có tính tiếp nối về lâu dài. – Tin tưởng, trung thành và thấu hiểu. – Có chung cam kết và các giá trị. – Lợi nhuận thuộc về cả dòng họ. | – Chủ nghĩa gia đình trị: ưu tiên thuê người nhà, ngay cả khi họ thiếu kĩ năng hoặc kinh nghiệm. – Tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Và các xung đột nảy sinh có thể khó giải quyết hơn. |
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp đăng kí kinh doanh hợp pháp. Tài sản và các khoản nợ thuộc về công ty chứ không phải các chủ sở hữu.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Rủi ro thấp hơn do ( các) chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm cá nhân với các khoản nợ kinh doanh. – Khả năng chuyển thành công ty đại chúng để thu hút đầu tư bên ngoài nếu được dự đoán tăng trưởng cao và nhanh. | – Các chủ sở hữu tự bỏ tiền đầu tư và chịu trách nhiệm pháp lý. – Công ty chia một phần lợi nhuận cho cổ đông. – Phải khai báo và nộp thuế doanh nghiệp thường niên. |
Cấu trúc doanh nghiệp : người làm việc tư do:
Người làm việc tự do thường nhận nhiều dự án từ nhiều khách hàng.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Chi phí khởi sự thấp, với khả năng làm việc ở mọi nơi, kể cả tại nhà. – Khối lượng công việc và lịch trình do bạn lựa chọn. – Giờ làm việc linh hoạt. | – Công việc có thể không đều, gây ra các vấn đề về dòng tiền. – Cảm giác cô lập nếu bạn làm việc một mình. – Quản lý tài chính là trách nhiệm của riêng bạn. – Có thể khó đạt được sự cân bằng giữa công việc và đời sống. |
Hợp danh:
Doanh nghiệp gồm hai hoặc nhiều người cùng chia sẻ quyền sở hữu, quyền kiểm soát và lợi nhuận kinh doanh.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Các đối tác đóng góp chuyên môn, kiến thức, các mối quan hệ, vốn và các nguồn lực khác của họ cho doanh nghiệp. – Không cần nộp báo cáo kế toán hàng năm. | – Nhược điểm: Có thể phát sinh vấn đề nếu một đối tác rời đi. Hoặc đang cảm thấy mình đang phải làm quá phần việc đã thoả thuận công bằng trước đó. – Các đối tác phải tự nộp thuế dựa trên phần lợi nhuận của mình. |
Nhượng quyền kinh doanh:
Chi nhánh độc lập của một doanh nghiệp khác. Bên nhận quyền trả một phần phí quyền đại diện cho doanh nghiệp mẹ.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Không cần xây dựng một ý tưởng kinh doanh. – Bên nhượng quyền đào tạo, hỗ trợ và cung cấp kiến thức. – Rủi ro thấp, vì mô hình kinh doanh đã được chứng minh hiệu quả. – Yêu cầu số vốn nhỏ. | – Doanh nghiệp phải nghe theo bên nhượng quyền. – Không có quyền kiểm soát sáng tạo đối với thương hiệu, đào tạo hoặc văn hoá doanh nghiệp. – Bên nhượng quyền có thể phá sản. – Phải thanh toán đều đặn cho bên nhượng quyền. |
Cấu trúc doanh nghiệp phi lợi nhuận:
Hợp tác xã, doanh nghiệp xã hội hoặc tổ chức từ thiện cam kết hoạt động vì nghĩa cử thay vì lợi nhuận.
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Lợi nhuận có thể được tái đầu tư vào các mục tiêu cao đẹp khác. – Đủ tư cách nhận trợ cấp và miễn thuế. – Cơ hội ” tạo ra sự khác biệt”. – Tổ chức tự quản. | – Không thể chia lợi nhuận: phần thưởng tài chính cho cá nhân có thể thấp hơn. – Cạnh tranh tài trợ, khiến nguồn tài chính bấp bênh. – Việc quyên góp phụ thuộc vào lòng hảo tâm và cảm thông của công chúng. |