Sao lại là bạn đứng ra làm chủ?
Bắt đầu kinh doanh riêng ( làm chủ) là một cơ hội thú vị nhưng cần thực tế ngay từ đầu. Trươc khi đưa ra bất kì quyết định nào, hãy tự vấn một số câu hỏi quan trọng. Đầu tiên và tiên quyết là bạn có một ý tưởng kinh doanh thực tế không. Và bạn có động lực và năng lượng để biến nó thành hiện thực không?
Ngoài ra, bạn có các kĩ năng cần thiết để phát triển ý tưởng của mình không. Và nếu không thì bạn có thể học chúng không? Nếu câu trả lời cho những câu hỏi này là ” không” cũng không có nghĩa là bạn không bao giờ bắt đầu kinh doanh riêng được. Chỉ không phải là ý tưởng mà bạn đang nghĩ đến lúc này.
Tự đánh giá bản thận có phù hợp làm chủ không?
Việc tự làm chủ đòi hỏi kỹ năng phong phú, trong đó nhiều kĩ năng cần thiết ngay từ đầu. Hãy dành thời gian xác định những kĩ năng có thể chuyển giao mà bạn biết mình có. Cộng với những kĩ năng khác bạn có thể phát triển- và hữu ích cho việc kinh doanh. Đề nghị bạn bè và gia đình giúp đỡ để có được một góc nhìn mới về các điểm mạnh của bản thân. Ngược lại, hãy nghiên cứu kĩ bản thân, tìm điểm yếu và khắc phục.
Điều hành doanh nghiệp là một cam kết lâu dài. Vì thế, kinh doanh trong lĩnh vực mà bạn yêu thích là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng, hứng thú của mình đủ mạnh để kéo dài trong suốt quá trình kinh doanh.
Tại sao lại là bây giờ để bạn bước ra làm chủ ?
Trong kinh doanh, thời điểm rất quan trọng. Và cung cấp đúng sản phẩm vào đúng thời điểm có thể dẫn bạn đến thành công. Do đó, hãy dành thời gian nghiên cứu thị trường tiềm năng của bạn. Xem các đối thủ đang làm gì và tìm lời khuyên từ chuyên gia. Tất nhiên, thời điểm cũng phải phù hợp với bạn, nhưng bạn đã sẵn sàng chưa?
Khởi nghiệp đòi hỏi thời gian, tiền bạc, và cũng kéo theo áp lực và rủi ro. Bạn cần sẵn sàng cho những điều đó. Trừ phi bạn hoàn toàn tự tin, hãy tìm cách bắt đầu kinh doanh từ tốn và đánh giá nhu cầu. Nếu bạn vẫn đang đi làm, hãy xem việc bắt đầu kinh doanh trong thời gian rảnh như nghề tay trái. Có thể giảm số giờ làm thuê khi việc kinh doanh phát triển.
Bạn thấy mình có được các kỹ năng sau đây chưa?
Kỹ năng cứng là các chỉ báo về năng lực có được thông qua đào tạo chính thức, như bằng cấp hoặc chứng chỉ.
Kỹ năng mềm Là những năng lực cá nhân đã phát triển một cách tự nhiên, chẳng hạn như tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Kỹ năng có thể chuyển giao là những năng lực và lĩnh vực chuyên môn có thể dễ dàng chuyển giao, khi bạn đổi từ vai trò này sang vai trò khác. Ví dụ như quản lý thời gian, giao tiếp và lãnh đạo.