...
mot-dua-tre-ton-thuong

Nhiều người tin rằng nếu một đứa trẻ tổn thương, từng nếm trải sự dưỡng dục thiếu tình yêu và sự quan tâm chăm sóc, thì con sẽ sống yên ổn và phát triển tốt trong một gia đình mới có thể cho nó những gì nó cần. Tuy nhiên, dù sự ổn định và sự chấp nhận có thể giúp tạo dựng một nền tảng cho đứa trẻ lớn lên và có được một cuộc sống lành mạnh, nhưng đó chỉ là một phần những yêu cầu cần có.

” Chịu được sự thù ghét” đóng vai trò quan trọng trong chữa lành đứa trẻ tổn thương

Như bác sĩ nhi khoa Winnicott lưu ý trong công trình của mình, sự thù ghét trong chuyển dịch ngược: “Ta đều biết rằng nhận nuôi một đứa trẻ và yêu thương nó là chưa đủ.” Các bậc cha mẹ phải có khả năng đưa đứa trẻ mình nhận nuôi về nhà và có thể chịu được cảm giác ghét nó. Winnicott nói rằng một đứa trẻ chỉ tin rằng mình có thể được yêu thương chỉ sau khi đã bị ghét bỏ; ông nhấn mạnh rằng việc “chịu được sự thù ghét” đóng một vai trò chữa lành không thể xem thường được.

Winnicott giải thích rằng khi một đứa trẻ đánh mất sự dưỡng dục từ cha mẹ ruột, rồi sau đó có cơ hội sống trong một môi trường gia đình lành mạnh. Ví dụ như một gia đình nhận nuôi hoặc nhận bảo trợ, trẻ sẽ phát sinh niềm hi vọng một cách vô thức. Nhưng đi kèm với niềm hi vọng này có cả nỗi sợ hãi.

Xu hướng chống đối xã hội của một đứa trẻ tổn thương

Khi một đứa trẻ đã chịu cảnh tuyệt vọng hằn sâu trong quá khứ, với những nhu cầu cảm xúc và thể chất cơ bản nhất không được đáp ứng, nó sẽ tạo ra những cơ chế phòng vệ. Đây là những sức mạnh vô thức bảo vệ đứa trẻ chống lại những hi vọng có thể dẫn đến tuyệt vọng.

Winnicott cho rằng chính những cơ chế đó giải thích cho sự xuất hiện của thù nghịch. Đứa trẻ sẽ “phát tiết” cơn giận dữ của mình để chống đối cha mẹ mới, bộc lộ sự thù ghét và do đó gây ra sự ghét bỏ ở người chăm sóc nó. Ông gọi hành vi kiểu đó là “xu hướng chống đối xã hội”.

Chấp nhận được sự ghét bỏ là yếu tố cốt yếu trong việc chữa lành đứa trẻ

Theo Winnicott, với những đứa trẻ tổn thương thì nhu cầu thù ghét và bị ghét bỏ thậm chí còn sâu sắc hơn cả nhu cầu nổi loạn. Và tầm quan trọng của việc những người chăm sóc chấp nhận được sự ghét bỏ đó là yếu tố cốt yếu trong việc chữa lành đứa trẻ. Winnicott nói rằng trẻ cần được cho phép biểu lộ sự thù ghét. Và cha mẹ cần có khả năng chấp nhận sự thù ghét cả ở trẻ cũng như ở mình.

Quan điểm này có thể gây sốc, và người ta có thể sẽ thấy khó khăn với ý nghĩ rằng có sự thù ghét dấy lên trong họ. Họ có thể sẽ cảm thấy tội lỗi, vì trẻ đã phải trải qua nhiều khó khăn rồi. Tuy vậy, trẻ chủ động hành xử kiểu thù ghét như vậy hướng vào cha mẹ, phóng chiếu những trái nghiệm quá khứ bị bỏ rơi và thờ ơ lên thực tại hiện thời.

Đứa trẻ dành thời gian tìm kiếm cha mẹ một cách vô thức

Winnicott nói rằng, những trẻ có gia đình tan vỡ hoặc thiếu cha mẹ sẽ “dành thời gian tìm kiếm cha mẹ một cách vô thức” và những cảm xúc từ các mối quan hệ quá khứ sẽ được chuyển dịch sang những người lớn khác.

Trẻ nhập tâm hóa sự thù ghét, và vẫn không còn nữa. Trong hoàn cảnh cảm nhận được nó dù hiện tại nó mới, trẻ muốn thấy điều gì sẽ xảy ra khi sự thù ghét tràn ngập trong không khí gia đình. Winnicott giải thích: “Tình huống là, sau một thời gian, đứa trẻ được nhận nuôi sẽ dần có niềm hi vọng, rồi chúng bắt đầu thử thách môi trường mà chúng vừa tìm thấy, tìm kiếm bằng chứng về khả năng có thể có một sự thù ghét khách quan nào đó ở người bảo trợ chúng.”

Có nhiều cách để một đứa trẻ bộc lộ sự thù ghét và chứng tỏ rằng mình không đáng được yêu thương. Mặc cảm rằng mình không xứng đáng này là thông điệp đã được in hằn từ những trải nghiệm tiêu cục với cha mẹ trước đây. Từ góc nhìn của trẻ, trẻ phải cố tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ cảm thấy yêu và được yêu, vì trẻ sợ mình có thể sẽ lại nếm trải tuyệt vọng lần nữa.

By ngoc

Seraphinite AcceleratorBannerText_Seraphinite Accelerator
Turns on site high speed to be attractive for people and search engines.