...
thu-gian
thu-gian

Thư giãn cho những người bị lo âu do rối loạn stress hậu sang chấn

Hầu như trong nửa đầu thế kỉ 20, tâm lí liệu pháp bị thống trị bởi phân tâm học của Freud. Trường phái cho rằng lo âu là hệ quả của những xung đột nhau trong tâm thức. Sự xung đột này chỉ có thể dịu bớt qua sự phân tích nội quan dài hơi về những ý nghĩ cả ở tầng ý thức và tiềm thức của cá nhân đó, cùng những trải nghiệm đã định hình chúng.

Tuy nhiên, nhà tâm thần học Joseph Wolpe, từng điều trị cho những người lính bị lo âu do rối loạn stress hậu sang chấn ( sau này được gọi là ” nhiễu tâm chiến tranh”) trong thế chiến 2. Ông đã phát hiện rằng những thực hành tâm lý liệu pháp này chẳng giúp gì nhiều cho bệnh nhân của ông. Nói chuyện với những người này về trải nghiệm của họ, không thể làm ngừng những hồi niệm về sang chấn ban đầu, cũng không giúp hết lo âu.

Gỡ bỏ nỗi sợ

Wolpe tin rằng, hẳn phải có một con đường đơn giản và nhanh hơn phân tâm học để xử lí vấn đề lo âu nặng. Ông đã dựa vào những tìm hiểu của mình và suy luận cuối cùng khám phá ra rằng: một người không thể trải nghiệm hai trạng thái cảm xúc đối lập cùng lúc. Ví dụ bạn không thể cảm thấy lo sợ ở bất cứ hình thức nào nếu bạn đang cảm thấy rất thư giãn.

Điều này gợi hứng cho ông dạy bệnh nhân các kĩ thuật thư giãn cơ bắp sâu, đi kèm với sự phơi nhiễm trước một số dạng kích thích gây lo âu. Là kĩ thuật sau này được biết đến với cái tên ức chế đối ứng.

Phương pháp này dần dần ngăn chặn được những cảm xúc sợ hãi ở bệnh nhân. Cũng hệt như việc người bệnh trước đây đã bị điều kiện hoá bởi trải nghiệm của mình, và trở nên lo sợ khi nhớ lại những kí ức gây tổn thương nào đó. Thì bây giờ, họ sẽ được điều kiện hoá- trong một thời gian rất ngắn- để loại trừ phản ứng lo âu, bằng cách tập trung vào cảm giác đối lập trực tiếp là sự thư giãn hoàn toàn

Thư giãn thành công bằng phương pháp ức chế đối ứng

Phương pháp ức chế đối ứng của Wolpe đã thành công trong việc tái điều kiện hoá não bộ. Bằng cách chỉ tập trung vào triệu chứng và hành vi hiện thời, chứ không phân tích quá khứ của bệnh nhân. Nó hiệu quả và đem lại kết quả nhanh. Dẫn đến nhiều kĩ thuật mới quan trọng trong lĩnh vực liệu pháp hành vi.

Wolpe đã từng dùng nó để phát triển một chương trình giải mẫn cảm có hệ thống để chữa trị các chứng ám sợ. Như là sợ chuột hoặc sợ bay, mà hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi.

By ngoc

Seraphinite AcceleratorBannerText_Seraphinite Accelerator
Turns on site high speed to be attractive for people and search engines.