Vô thức là một trong những khái niệm hấp dẫn nhất trong tâm lý học. Dường như nó chứa mọi kinh nghiệm của chúng ta về thực tại. Dù có vẻ chúng nằm ngoài tầm nhận thức hay kiểm soát của chúng ta. Đó là nơi ta lưu giữ mọi kí ức, suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Vô thức là một phần tâm trí
Những người từng nghiên cứu vô thức thường lo sợ rằng nó có thể chứa đầy những hoạt động tinh thần quá mạnh. Quá đáng sợ, hoặc quá khó hiểu để tâm trí hữu thức của chúng ta có thể dung nạp.
Công trình của Freud về chủ đề này mang tính tiên phong. Ông đã mô tả cấu trúc của tâm lý được hình thành bởi ý thức, vô thức và tiền ý thức. Và ông đã phổ biến ý tưởng về vô thức, đưa ra quan điểm cho rằng nó là một phần tâm trí. Giúp xác định và lí giải những hoạt động ẩn sau năng lực tư duy và trải nghiệm của chúng ta.
Thôi miên và hysteria
Freud làm quen với thuật ngữ vô thức vào khoảng năm 1885, khi ông vô tình bắt gặp công trình của nhà thần kinh học người Pháp – Charcot. Người dường như đã thành công trong việc chữa trị các bệnh nhân có những triệu chứng tâm thần nhờ sử dụng thôi miên. Charcot cho rằng hysteria là một rối loạn thần kinh gây ra bởi những bất thường của hệ thần kinh. Và ý tưởng này đã mở ra những khả năng mới quan trọng cho việc điều trị.
Sau đó ông đã gặp Breuer, một bác sĩ nổi tiếng, người đã khám phá ra rằng ông ta có thể giúp một trong những bệnh nhân của mình giảm trừ những triệu chứng nặng của bệnh tâm thần xuống nhiều, chỉ nhờ cách yêu cầu cô mô tả những huyễn tưởng và ảo giác của mình.
Breuer bắt đầu sử dụng thôi miên để hỗ trợ cô ta tiếp cận những kí ức về sự kiện gây sang chấn. Và sau những buổi thôi miên hai buổi một tuần, mọi triệu chứng của cô đã được giảm trừ. Breuer kết luận rằng những triệu chứng của cô là kết quả của những kí ức khó chịu bị chôn vùi trong vùng tâm trí vô thức. Và việc nói ra những ý nghĩ đã đem chúng lên vùng ý thức. Giúp cho các triệu chứng biến mất.
Triệu chứng bệnh tâm thần là kết quả của những trải nghiệm gây sang chấn
Breuer trở thành bạn và đồng sự với Freud. Cùng nhau, họ đã phát triển và phổ biến phương pháp điều trị tâm lý dựa trên quan điểm cho rẳng: nhiều triệu chứng của bệnh tâm thần ( những nỗi sợ vô lí, lo âu, hysteria, liệt và đau do tưởng tượng) đều là kết quả của những trải nghiệm gây sang chấn từng xuất hiện trong quá khứ của bệnh nhân, và hiện bị che giấu khỏi ý thức.
Qua kĩ thuật của Freud và Breuer, được trình bày trong một tác phẩm viết chung, những nghiên cứu về hysteria ( 1895). Họ cho rằng đã khám phá ra một cách để giải phóng những kí ức bị dồn nén khỏi vùng vô thức. Cho phép bệnh nhân nhớ lại những kí ức một cách hữu thức, và đối diện với những trải nghiệm, cả về mặt cảm xúc lẫn nhận thức.
Quá trình đó giải phóng những cảm xúc bị mắc kẹt, và những triệu chứng sẽ biến mất.
Tâm trí thường ngày của chúng ta
Freud nói rằng trạng thái hoạt hoá của ý thức- tức là dạng tâm trí hoạt động. Mà nhờ đó, ta trực tiếp nhận thức được về trải nghiệm thường ngày của mình- chỉ là một phần nhỏ của những nguồn lực tâm thức mang tính tổng thể hoạt động trong thực tại tinh thần của chúng ta.
Ý thức tồn tại ở tầng bề mặt, nơi chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng và ngay lập tức. Nằm dưới ý thức là những chiều kích rất mạnh của vô thức. Là cái kho chi phối những trạng thái nhận thức và hành vi của chúng ta. Ý thức là con rối trong tay của vô thức. Tâm trí hữu thức chỉ là bề mặt của một lãnh địa tâm thức rất phức tạp.
Vô thức bao hàm tất cả
Freud nói, vì vô thức bao hàm tất cả, nên nó chứa trong nó những vùng ý thức nhỏ hơn và một vùng được gọi là ” tiền ý thức”. Mọi thứ trong vùng ý thức – những thứ mà chúng ta biết một cách chủ động- đều đã từng ở trong vô thức trước khi nổi lên trên ý thức.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều được nhân biết một cách hữu thức; vẫn nhiều thứ thuộc vô thức vẫn nằm lại đó. Những kí ức không nằm trong phần trí nhớ ngắn hạn thường ngày của chúng ta, nhưng cũng không phải bị dồn nén, là thứ nằm trong phần tâm trí hữu thức mà Freud gọi là tiền ý thức. Chúng ta có thể đưa những kí ức này lên tầng ý thức bất cứ lúc nào.
Vô thức hoạt động như một nơi chứa đựng những ý nghĩ hoặc kí ức quá mạnh, quá đau khổ, hoặc quá tải để phần tâm trí hữu thức có thể vận hành. Freud tin rằng, khi những ý nghĩ hay kí ức nào đó đe doạ tràn ngập tâm thức. Chúng sẽ bị phân li khỏi một kí ức có thể được tâm trí hữu thức tiếp nhận, và được lưu giữ trong vô thức.