Tiếp cận vô thức
Một số cách khác để vô thức tự bộc lộ ra là qua những lỡ lời kiểu Freud và quá trình liên tưởng tự do. Sự lỡ lời kiểu Freud là một sai lỗi trong lời nói, hoặc ” nói nhịu”. Và nó được cho là bộc lộ một niềm tin, ý nghĩ hoặc cảm xúc bị dồn nén. Đó là một sự thay thế không chủ định một từ này bằng một từ khác có âm tương tự. Nhưng tình cờ lại bộc lộ điều gì đó mà người nói thật sự cảm thấy. Ví dụ, một người đàn ông có thể cảm ơn một người phụ nữ mà anh ta ham muốn về bữa tối rất ngon, bằng cách nói ” cảm ơn về bộ ngực rất ngon”. Câu nói lỡ lời, bộc lộ suy nghĩ thật của anh ta.
Freud sử dụng kĩ thuật liên tưởng tự do ( được phát triển bởi Carl Jung). Theo đó, người bệnh nghe một từ rồi sau đó nói ra từ đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mình. Ông tin rằng, quá trình này sẽ cho phép vô thức thoát ra được. Vì tâm trí của chúng ta sử dụng những liên tưởng tự động, nên những ý nghĩ “ẩn giấu” được nói ra trước khi tâm trí ý thức có cơ hội ngắt lời
Tiếp cận nhữn cảm xúc bị dồn nén
Để giúp một người thoát khỏi tình trạng bị dồn nén và bắt đầu đối diện một cách có ý thức với những vấn đề thực tế đang tác động đến mình. Freud tin rằng, điều cần thiết là tiếp cận những cảm xúc bị dồn nén.
Ví dụ, nếu một người cảm thấy khó đối diện với những người khác. Anh ta sẽ chọn cách dồn nén cảm xúc của mình thay vì giải quyết bằng cách đối diện. Tuy nhiên, theo thời gian, những cảm xúc bị dồn nén này sẽ chồng chất và bộc lộ mình theo những cách khác nhau. Tức giận, lo âu, trầm uất, lạm dụng chất kích thích và rượu. Hoặc những rối loạn ăn uống. Đều có thể là kết quả của sự đấu tranh để phòng vệ trước những cảm xúc đã bị dồn nén thay vì được giải quyết.
Freud nhận định rằng, những cảm xúc không được xử lí sẽ thường xuyên đe doạ thoát ra. Sinh ra một trạng thái căng thẳng khó chịu ngày càng tăng. Và ngày càng sinh ra nhiều phương thức cực đoan để kìm nén chúng xuống.
Kí ức và cảm xúc mắc kẹt nổi lên
Quá trình phân tích cho phép những kí ức và cảm xúc bị mắc kẹt nổi lên. Và người bệnh thường ngạc nhiên khi cảm thấy những cảm xúc đã từng bị chôn vùi. Không hiếm khi người bệnh thấy mình xúc động bật khóc vì một điều từ nhiều năm trước mà họ tưởng đã ” vượt qua” được từ lâu rồi. Phản ứng này chứng tỏ rằng, sự kiện và cảm xúc vẫn còn sống động- vẫn chứa năng lượng cảm xúc. Và đã bị dồn nén thay vì được xử lí.
Trong thuật ngữ phân tâm dòng Freud, ” Thanh lọc” mô tả hoạt động xả trừ và cảm nhận những cảm xúc sâu xa, gắn với kí ức bị dồn nén. Nếu những sự kiện quan trọng- như cái chết của cha mẹ- không được trải nghiệm trọn vẹn vào thời điểm đó là vì nó quá sức chịu đựng. Những khó khăn và năng lượng sẽ vẫn lưu tồn lại đó. Cần được xả trừ trong lúc thanh lọc.